Vài nét về tiểu sử Trương Vĩnh Ký
Petrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6/12/1837 tại Vĩnh Long, hồi đó là nước Đại Nam. Khi nhỏ ông tên là Trương Chánh Ký, lấy hiệu là Sĩ Tài. Tên hiệu cũng giống như bút hiệu, bất kỳ ai hoạt động văn chương thời đó cũng đều có.
Trương Vĩnh Ký được xem là nhà bác học tiên phong của Việt Nam ở giai đoạn hỗn tạp của xã hội, nhập nhằng giữa chế độ phong kiến, thuộc địa, và mầm mống dân chủ đang nhen nhóm trong giới sĩ phu của Việt Nam thời kỳ đầu Pháp thuộc. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực, là một chính trị gia, một học giả, một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo nổi bật của Việt Nam thế kỷ 19.

Đóng góp nổi bật nhất của Trương Vĩnh Ký là cho sự phát triển và phổ biến chữ quốc ngữ trong nhân dân. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng điểm qua những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn chương. Bài trích từ sách Các nhà văn hiện đại của học giả Vũ Ngọc Phan.
Trương Vĩnh Ký là một nhà bác học hơn là một nhà văn, ông lại hơn người ở chỗ làm việc rất mải miết, rất đều đặn, nên sự nghiệp văn chương của ông thật là lớn lao. Ông bắt đầu viết từ năm hai mươi sáu tuổi (1863) cho đến khi từ trần (1898), cho nên những sách của ông thuộc đủ các loại và phong phú vô cùng. Sau đây tôi chỉ kể những quyển chính của ông, vì sách của ông có hàng trăm quyển chứ không phải ít.
Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi cơ sở sản xuất Chổi và kinh doanh dụng cụ vệ sinh Bông May. Chúng tôi chuyên cung cấp chổi bông cỏ quét nhà, chổi cỏ cán nhựa và chổi dừa.
Các sách khảo cứu của Trương Vĩnh Ký
Ông bắt đầu nghiên cứu những sách chữ nôm và xuất bản những sách ấy sau khi đã diễn ra chữ quốc ngữ. Năm 1875 ông xuất bản quyển Kim Vân Kiều của Nguyển Du (Bản in nhà nước, 179 trang), lời nói đầu viết bằng tiếng Pháp, có phụ thêm Kim Vân Kiều phú, Túy Kiều thi tập và Kim Vân Kiều tập án của Nguyễn Văn Thắng, tham hiệp tỉnh Thanh Hóa.
Quyển Đại Nam Quốc Sử Ký Diễn Ca (Sài Gòn, bản in nhà nước), Trương Vĩnh Ký xuất bản cùng một năm với quyển Kiều. Quyển này sưu tập kỹ càng hơn quyển Kiều nhiều.
Từ năm 1881 trở đi, ông xuất bản rất nhiều sách. Những quyển chính là Gia Huấn ca của Trần Hy Tăng (Sài gòn, Guiland et Martincon, 1882, 44 trang); Nữ tác (Guilland et Martinon 1882, 27 trang), Lục súc tranh công (Bản in nhà Chung, 1887; 22 trang); Phan Trần truyện (Saigon, A. Book, 1889, 45 trang), Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu (in lần đầu năm 1889; in lần thứ tư năm 1897, 100 trang, có sửa lại và thêm nhiều câu chú thích).

Về mấy quyển này, Trương Vĩnh Ký đã tỏ cho người ta thấy rằng ông có óc phê bình rất sáng suốt. Ông rất quý trọng thơ văn cổ, vì ông cho rằng trong đó chúng ta mới thấy được những khuân mẫu nên theo: tư tưởng trong thơ văn cổ là những tư tưởng sáng láng; tình cảm trong thơ văn cổ là thứ tình cảm chân thật, dịu dàng.
Trong những khi đi du lịch khắp nước Nam, Trương Vĩnh Ký đã để tâm xem xét từng nơi mà ghi chép lấy những truyện cổ tích hứng thú, tiêu biểu cho cái tinh thần cố hữu của nước Việt Nam. Những truyện ấy, ông góp lại thành một quyển nhan đề là Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích (Saigon, bản in nhà nước, 1866, 74 trang). Ông lại sưu tập và chọn lọc cả một ít truyện vui và xuất bản thành một quyển nhan đề Chuyên khôi hài (Saigon, Guilland et Martinon, 1882, 16 trang). Những truyện ấy đều là những chuyện có tính cách bình dân, vì đã lượm lặt ngay ở chốn dân gian.
Về dịch thuật
Những sách dịch thuật của ông cũng rất đáng chú ý. Quyển Tứ Thơ (1. Đại học, 2. Trung Dung – Saigon. Rey et Curiol 1889, 71 và 137 trang) do ông dịch ra quốc ngữ, Nguyễn Văn Tố ở trường Viễn Đông Bác Cổ đã phê bình một câu như sau trong tập Kỷ yếu của hội Trí tri (Hà Nội): “Ông (chỉ Trương Vĩnh Ký) đã biết giữ cho những tư tưởng ấy cái vẻ linh hoạt, ông đã biết theo cả thể văn mà làm cho câu tiếng Việt Nam đi sát hẳn với nguyên văn, không suy chuyển đến văn vẻ, vì ông hiểu rằng cái điều thú vị trong Tứ Thư – không kể đến lý thuyết – chính là những cái đột ngột, bất thường, không theo lệ luật câu văn, và cái đặc tính ấy cần phải phản chiếu từng ly từng tý trong bản quốc ngữ. Người ta có thể thấy vài chỗ dịch không đúng, vài câu không thích hợp; nếu tìm kỹ, người ta còn có thể thấy cả những chữ sai hẳn nghĩa; nhưng cũng nên biết lối văn cổ điển Tàu không phải bao giờ cũng sáng suốt, và tư tưởng trong đó không phải bao giờ cũng dễ hiểu. Bản dịch của Petrus Ký có thể kể vào số những bản dịch khá; những bản dịch như thế bây giờ thật hiếm” (Nguyên văn chữ Pháp Bulletin de la Se d’Enseignement Mutuel du Tonkin. Janvier – Juin 1937).
Ông lại dịch quyển Tam tự kinh ra quốc ngữ bằng văn xuôi và văn vần, lấy nhan đề Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca (Saigon, Guilland et Martinon, 1887, 47 trang). Và quyển Minh tâm bửu giám có phụ những lời chú thích (Sài Gòn, Rey, Curiol et Cie, 2 quyển, 135 và 143 trang: 1891 – 1893).
Những sáng tác của ông có mẩy quyển như: Phép lịch sử Annam (1883), trong tả sơ qua cuộc đời sống của người Việt Nam thời cổ; Bất cương chớ cương làm chi (1882), Kiếp phong trần (1885), Cờ bạc nha phiến bằng tiếng thường và văn thơ (1885), đều là những sách chỉ để đọc cho vui, không bổ ích gì mấy.
Quý khách có nhu cầu đặt mua chổi giá sỉ hoặc dụng cụ vệ sinh, hãy liên hệ chổi Bông May.
Một trích đoạn do Trương Vĩnh Ký viết
Năm 1881, ông thu thập những bài ông viết trong khi ra thăm đất Bắc và xuất bản quyển Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), có tính cách gần như một quyển du ký.
Tập du ký này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là một cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi rất chóng. Tuy không có văn chương, nhưng cũng phải nhận là ngòi bút của ông thật linh hoạt. Tôi trích ra đây đoạn sau này để người ta thấy cái văn quốc ngữ của Việt Nam thời 1876:
Trước hết vô hoàng thành cũ. Lọt khỏi Ngũ Môn Lâu, lên đền Kính Thiên. Đền ấy nền cao lắm, có chín bậc xây đá Thanh, hai bên có hai con rồng cũng đá, lộn đầu xuống. Cột đền lớn trót ôm, tinh những là gỗ liêm cả. Ngó ra đàng sau còn thấy một hai cung điện cũ vhỗ vua Lê ở thuở xưa, bây giờ hư tệ còn tích lại đó mà thôi. Ra ngoài cửa Ngũ Môn Lâu, thẳng ra cửa Nam, có cột cờ cao quá xây bằng gạch, có thang khu ốc trong ruột nó mà lên cho tới trên chót vót… Coi rồi mới ra đi đến xem chùa Một Cột, là cái miễu cất lên trên đầu cây cột đá lớn trồng giữa ao hồ. Nguyên tích ai lập ra thì người ta nói mờ ơ, không biết lây đâu làm chắc cho mấy. Cứ sách sử ký và Đại Nam Nhứt Thống Chí thì chùa ông thánh đồng đen kêu là Trấn Hồ Quan Tự, ở huyện Vĩnh Thuận, phường Đoan Chương, đời nhà Lê, năm Vĩnh Trị, năm Chánh Hòa, vua Hi Tông (1675) sửa lại bức tượng đồng đen cao 8 thước 2 tấc, nặng 6.600 cân, tay hữu chống trên cây gươm, chỉ mũi trên lưng con rùa, có rắn vấn đoanh theo vỏ gươm. Trong sử nói đời Thục vua An Dương bị tinh gà ác và phục quỉ núi Thất Diệu, mà nhờ có thần hiện trên núi Xuân Lôi thuộc về tỉnh Bắc Ninh trừ ma phá quỉ hết đi, thì vua dậy lập miễu phía bên bắc thành vua mà thờ thần, đặt hiệu là Trấn Thiên Chẩn Võ Đế Quân… Còn chùa Một Cột thì cũng ở hạt huyện Vĩnh Thuận làng Thanh Bữu ở giữa cái hồ vuông, có trụ đá cao trót trượng, yêu viên chừng chín thước, trên đầm có cái miễu ngói chồng lên, như cái hoa sen ở dưới ngóc lên. Sử chép rằng: Thuở xưa vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi tòa sen dắt vua lên đài. Tỉnh dậy học với quần thần, sợ điểm có xấu có hệ chi chăng. Thì thầy chùa thầy sãi tâu xin lập ra cái chùa thể ấy đặng cho các thày tụng kinh mà cầu diên thọ cho vua, thì vua cho và dạy lập ra. Qua đời vua Lý Nhân Tông sửa lại, bồi bổ, lập tháp, đào ao, xây thành, làm cầu, tế tự, hễ tháng tư mồng tám vua ngự ra đó kỳ yên…
(Voyage au Tonkin en 1876 – Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, trang 7 – 9).
Những chương sau trong tập du ký này nói về tỉnh Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, và Thanh Hóa. Đoạn du ký trên này cố nhiên ai đọc bây giờ cũng phải cho là cổ lỗ. Nhưng cách đây một thế kỷ thì văn không cổ sao được. Một điều mà ai cũng nhận thấy là Trương Vĩnh Ký đã tỏ cho người ta thấy ông có óc của một nhà bác học, vì ngay trong cuộc du lịch, ông đã để ý tìm tòi đối với những điều ông trông thấy, ông không chịu chỉ biết qua loa, mà muốn biết đến tận nơi, tận chốn. Thăm chùa Trấn Võ, thăm chùa Một Cột, ông không chịu chỉ tả qua cảnh chùa; ông đã tra sử sách để tìm cho đến ngọn nguồn. Một người vừa có con mắt quan sát vừa có óc tìm tòi như ông, thời xưa hiếm đã đành, có lẽ thời nay vẫn còn hiếm.
Còn điều này nữa, ta cũng không nên quên: vào thời Trương Vĩnh Ký, viết quốc ngữ mà viết văn xuôi, không ai cho là ‘viết văn’ cả. Chỉ có làm thơ nôn là người ta còn chú ý đến, chứ viết quốc ngữ mà viết trơn tuồn tuột như lời nói, ai cũng cho là dễ dàng, đã được kể là văn đâu!
Bài viết khác:
Quy trình sản xuất chổi cọng dừa

Sách từ điển và ngôn ngữ
Ngoài những sách ấy ra, ông còn soạn rất nhiều sách giáo khoa bằng quốc ngữ và bằng chữ Pháp để cho người Nam, người Pháp học, trong đó có những sách về mẹo luật của hai thứ tiếng Pháp, Nam.
Nhưng mấy quyển sách công phu nhất của ông là quyển Pháp Việt từ điển (Petit Dictionnaire Francais – Annamite, dày 1192 trang, bản in nhà Chung, Sài Gòn, 1884), quyển Việt Pháp từ điển (dày 191 trang – Rey et Curiol, Sài Gòn, 1887). Và quyển sử viết bằng tiếng Pháp nhan đề Cours d’histore annamite (hai quyển, 184 và 278 trang, bản in nhà nước, 1875 và 1877).
Nhận xét về sự nghiệp văn chương của Trương Vĩnh Ký
Như vậy trong khoảng 35 năm trời, Trương Vĩnh Ký đã cho ra đời biết bao nhiêu là sách, ấy là chỉ mới kể những quyển chính thôi. Mới đầu ông xuất bản những sách bằng chữ quốc ngữ, phiên dịch ở những sách chữ nôm ra. Hồi đó, ông cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những truyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong dân gian, không như bây giờ chúng ta dùng quốc ngữ làm cái lợi khí để truyền bá tư tưởng và học thuật.
Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả. Đó là một điều đặc biệt chúng ta sẽ thấy hầu hết ở các nhà văn đi tiên phong, mà chúng ta có thể gọi chung một tên là các nhà biên tập nếu không muốn chia họ ra từng nhóm.
Nhưng nếu xét tất cả những sách rất khác nhau do Trương Vĩnh Ký biên tập, dịch thuật, soạn và xuất bản trong thời gian 1863 – 1898 thì người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp, chứ không còn là một nhà văn như những nhà văn khác.