Cơm là thực phẩm không thể thiếu mỗi ngày của người Việt. Chúng ta có rất nhiều kiểu chế biến và cung cách ăn cơm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, mời bạn đọc bài viết bên dưới.
Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi nhà sản xuất và bán chổi giá sỉ Bông May
Không nên ngồi xổm ăn cơm
Ở nông thôn có một số người thích ngồi xổm ăn cơm. Kỳ thực ngồi xổm ăn cơm là một thói quen xấu.
Ngồi xổm ăn cơm, bụng bị ép lại, ngoài việc vị tràng (dạ dày tá tràng) không thể nhu động bình thường ra, còn làm cho khí thể trong vị tràng không lên xuống được dễ dàng, làm cho bụng khó chịu, ảnh hưởng đốn liêu hoá, hấp thu thức ăn. Ngồi xổm thời gian dài, bụng và hai chân bị đè nặng, tuần hoàn máu trong loàn thán không thông, hai chán trở nên lê bì, máu trở về bị trở ngại. Khi người la ãn, lượng nhu động của dạ dày tăng lên cần rất nhiều máu, sau khi việc cung cấp máu cho dạ dày bị ảnh hưởng sẽ làm giảm sút năng lực tiêu hoá của dạ dày. Rõ ràng là không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra ngồi xổm ăn cơm, đặt bát, đũa lên mặt đất, người đi qua đi lại hoặc gió thổi sẽ làm cho bụi bay lên rơi vào trong cơm canh. Những vật bẩn và vi trùng gây bệnh ở trong bụi sẽ ô nhiễm thức ăn, sau khi người ăn vào bụng dễ sinh bệnh.
Cho nên, không nên ngồi xổm ăn cơm, cũng không nên ăn cơm ở đầu phố. Nên ở trong nhà có ghế ngồi ăn cơm thì tốt hơn.
Không nên dùng bàn thấp để ăn cơm
Trong đa số các vùng nông thôn, thường có thói quen dùng những chiếc bàn rất thấp để ăn cơm, hoặc ngồi chiếu đặc biệt là nông thôn miền bắc, bàn ăn càng thấp hơn . Đó là một cách làm không phù hợp với yêu cầu vệ sinh. Căn cứ vào điều tra của các ngành hữu quan, có một số địa phương, người mắc bệnh dạ dày tương đối nhiều, việc này có liên quan mật thiết đến thói quen ăn cơm không tốt.
Đó là vì, ngồi ăn cơm ở những chiếc bàn thấp, bụng bị gấp lại ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của đường tiêu hoá, việc phân tiết của dịch tiêu hoá và nhu động của vị tràng cũng bị chế ước nhất định. Thời gian kéo dài, dễ phát sinh bệnh dạ dày. Cho nên, trong tình hình mức sống đã được nâng cao, nên cố gắng cải biên cách làm này, nên ngồi trên những bàn ăn tương đối cao để ăn cơm thì tốt hơn.
ĐỌC THÊM:
Ăn khoai lang và khoai tây đúng cách
Ăn trái cây trong bữa ăn thì nên lưu ý gì
Không nên trực tiếp ăn cơm, rau lấy từ trong tủ lạnh ra
Không ít gia đình có thói quen: Cơm, thức ăn không hết thì bỏ vào tủ lạnh, bữa sau hoặc hôm sau lại lấy ra ăn luôn, đặc biệt là mùa hè; cách làm này càng phổ biến. Mà như vậy là không nên.
Đó là vì:
- Cơm thức ăn để ngoài không khí thường hay bị vi khuẩn nhiễm. Cho nên khi bỏ vào trong tủ lạnh là nó mang theo vi khuẩn rồi.
- Ngăn đá trong tủ lạnh tuy nhiệt độ thấp, nhưng cũng chỉ có thể ức chế một số nhất định vi khuẩn sinh sôi nảy nở, chứ không thể giết chết hết được vi khuẩn. Cơm thức ăn lấy ở trong tủ lạnh ra, không đun lại để diệt khuẩn mà đã ăn, rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột, triệu chứng là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy v.v… Cho nên, thực phẩm lấy từ tủ lạnh ra nhất định phải đun lại tiêu độc rồi mới ăn.
Không nén nấu cơm bằng nước lạnh
Trong cuộc sống thường ngày, người ta có thói quen dùng nước lạnh để nấu cơm. Trên thực tế, từ góc độ dinh dưỡng học mà xét, nấu cơm bằng nước lạnh là khổng nên.
Bởi vì trong gạo có nhiều vitamin B. Trong môi trường nhiệt độ cao, vitamin B dễ bị phá hoại và mức độ tổn hại tỷ lệ thuận với thời gian nấu cơm. Dùng nước nóng nấu cơm tiết kiệm thời gian hơn dùng nước lạnh, tổn thất vitamin B giảm được khoảng dưới 10%. Ngoài ra khi độ PH lớn hơn 7 giờ, thì vitamin B cũng dễ bị phá hoại. Cho nên, không nén nấu cơm bằng nước lạnh.
Không nên thường xuyên ăn “cơm tráng chảo”
“Cơm tráng chảo” cũng còn gọi là cơm chiên dầu, tức là sau khi xào món ăn, trong chảo còn lại ít dầu mỡ, tranh thủ đổ cơm vào đảo lên để ăn. Như vậy tuy có lợi dụng được hết dầu mỡ, nhưng “cơm tráng chảo” lại có hại cho sức khỏe của người.
Vì sau khi xào món ăn, những vật chất dư thừa ở trong chảo không những có dầu mỡ. mà còn có mì chính, muối ăn, tương mắm v.v… do chảo nóng mà sinh ra cháy khô, gây nên chất nitrat amin, là một chất tiềm tàng gây ung thư. Cho nên, “cơm tráng chảo” tuy mùi vị ngon, nhưng không nên thường xuyên ăn.