Một số đình chùa nổi tiếng miền Tây

chùa nổi tiếng miền tây

Chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân, huyện cần Đước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh, đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật, vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phôi tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra nên ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa Ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh).

Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện – hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ’’bánh ít”, có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa đều bằng gỗ hình trụ tròn, được kê trên các tảng đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu VỚI hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Ác, Hộ Pháp, Kim Cương… và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đổi được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.

Chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Chùa Tôn Thạnh

Thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện cần Giuộc, tỉnh Long An, chùa Tôn Thạnh đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1997.

Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba, tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc.

Chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ: “Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại ánh trăng rằm. Đồn Lang Sá một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”.

Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng” như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiếu. Mỗi khi du khách đến viếng chùa Tôn Thạnh, thăm lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây để viết nên những áng văn tuyệt tác.

Bửu Lâm tự

Bửu Lâm Tự là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, tọa lạc tại ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Nằm bên bờ kinh Cái Bèo, Bửu Lâm Tự phong cảnh thật hữu tình. Hàng cây dầu cổ thụ vươn vút trời xanh, hòa cùng tiếng chuông chùa ngân nga. Hương trầm, hương huệ từ hàng miếu Bà Chúa Xứ, miếu Ngũ Hành tạo cho ta cảm giác hư ảo kì bí, những muộn phiền ưu tư như được rũ bỏ bơi chôn thiên môn cổ kính. Giữa sân chùa là Phật đài lộ thiên đứng trên bệ tòa sen cao 3m. Tượng màu trắng tuyết, ngự giữa trời mây, gương mặt từ bi, nụ cười nhân hậu, tay cầm nhành dương liễu, mắt hướng về đông… Bao quanh tượng đài muôn hoa đua nở hương thơm ngạt ngào, uy nghi và đĩnh đạc.

Hàng năm chùa cúng thường lệ ba rằm lớn: tháng giêng, tháng bảy, tháng mười và một lần giỗ tổ vào rằm tháng hai. Khách thập phương từ khắp nơi đến hành hương lễ bái tấp nập, đông vui.

Bửu Lâm đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

Chùa Kiến An Cung

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Chùa do nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mão (1927) thì làm lễ khánh thành.

Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một.lôi kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bê thê, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thò. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái chùa lợp ngói gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Mái ngói được làm rất công phu. gồm 3 lấp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.

Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế theo cổ tục. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lầy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách). Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế : ngày 22 tháng 2 và ngày 22 tháng 8 âm lịch. Cứ 3 năm lại thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quôc thái dân an.

Chùa là công trình văn hoá đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Chùa Bửu Lâm (Mỹ Tho)

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại số 162B, khu phố’ 7, đường Anh Giác, Phường 3, thành phố Mỹ Tho.

Chùa là một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo được xây dựng gồm 3 phần: tiền đường, chánh điện, hậu tổ. Vào gian chánh điện mới thấy được vẻ tráng lệ của chùa được trang trí 9 bộ bao lam với những họa tiết và đường nét tinh vi, độc đáo, bộ bao lam trước ban thờ chánh điện được chạm lộng công phu với bộ “Cửu long tranh châu” và đôi long trụ “Cá hoá long” sơn son thếp vàng óng ánh. Các bộ bao lam còn lại được chạm khắc mai điêu, song phụng chầu cuốn thư, mẫu đơn, chim trĩ và các họa tiết tứ linh, tứ quý, sen áp tùng lộc… Chùa thờ Phật theo Phật giáo Đại thừa thuộc dòng Lâm tế Chánh Tông. Tất cả nằm trên một nền đất cao 1m có diện tích 987,68m’2, xung quanh có vườn cây ăn trái và khuôn viên cây cảnh.

Cho đến nay đã trải qua 10 đời truyền, qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn còn giữ được nét kiến trúc ban đầu và còn lưu giữ khá nhiều hiện vật chạm khắc gỗ tinh xảo, có giá trị được làm từ những bàn tay của các nghệ nhân vùng Nam Bộ.

Chùa Bửu Lâm được Bộ Văn Hóa – Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1999.

Chùa Phước Hậu

Chùa Phước Hậu nằm tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Chùa Phước Hậu gồm nhiều công trình: chính điện, trung điện, hậu tố, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Trừ chính điện là công trình xây năm 1962, bằng vật liệu hiện đại như bê tông, xi măng, gạch ngói, gỗ,… theo mô hình kiến trúc kết hợp Đông phương và Tây phương. Còn các công trình khác là các bộ phận của ngôi chùa cũ, có từ năm 1894, tất nhiên có sửa chữa và tu bổ.

Chùa Phước Hậu được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng năm 1994.

Chùa Tiên Châu

Chùa nằm tại ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa Tiên Châu do Hòa thượng Huỳnh Đức Hội “khai sơn”. Hòa thượng Đức Hội có pháp danh Tánh Minh, đời thứ 39 phái Lâm Tế dòng Liễu Quán. Chùa ban đầu được lấy tên là Di Đà Tự (Tiên Châu Di Đà Tự) vì chùa này thờ phật Di Đà.

Mãi đến cuối thế kỷ thứ XIX, các vị sư ở chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho) qua hành đạo. Giai đoạn này chùa Di Đà đã bị xuống cấp nên tín đồ Phật tử đã trùng tu tái thiết lại ngôi chùa vào năm 1899. Từ đó ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự.

Hiện nay cảnh vật nơi đây đã có nhiều đổi thay. Xung quanh chùa Tiên Châu hiện nay trở thành khu lao động, cửa nhà san sát. Nhưng chùa Tiên Châu hiện vẫn giữ được quy mô năm 1899, gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tố. Các khu vực vừa kể thường làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo chiều ngang dọc nhờ các kèo đấm kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho. Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp, trang nghiêm, cổ kính.

Chùa Tiên Châu được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

Đình Long Thanh

Đình nằm tại Khóm B, Phường 5, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Cách trung tâm thị xã khoảng 3km, bên bờ sông Long Hồ.

Khoảng năm 1754, sau khi năm họ: Mai, Hồ, Mạc, Võ, Đoàn và nhiều lưu dân khác khai phá thành lập thôn Long Thanh thì ngôi đình làng này xây cất tại vàm Bùng Binh, ấp Hưng Long.

Qua nhiêu lần trùng tu, sửa chữa mãi đến năm 1913, nhờ sự đóng góp to lớn của bà Nguyễn Thị Mai, đình Long Thanh được tái thiết toàn bộ và chính thức đổi hiệu là Long Thanh miếu võ. Nhìn tổng thể, đình Long Thanh có nhiều nóc. Giữa là chính tẩm phía sau là nhà khách. Phía trước là võ quy và võ ca. Phía bên tả là nhà bếp. Chính tẩm làm theo kiểu tứ trụ, có tám kèo đấm và tám kèo quyết. Còn võ ca, võ quy hoặc nhà khách cũng làm như thê hoặc ba gian hai chái. Khu vực nào cũng rộng, có thể chứa vài ba trăm người cùng một lúc.

Hàng năm, tại đình Long Thanh có hai ngày lễ lớn: lễ Hạ Điền ngày 14 và 15 tháng ba âm lịch và lễ Thượng Điển ngày 16 và 17 tháng 10 âm lịch. Lễ Hạ Điển có quy mô trọng thể hơn lễ Thượng Điền. Trong ngày lễ này đình Long Thanh thu hút đông đảo bà con ơ địa phương và các nơi về tham dự. Đặc biệt, đình Long Thanh hiện còn lưu giữ được những nghi lễ truyền thông như lễ tế Túc Yết, Chánh Tế, tế Tiên Hiền, Hậu Hiến, xây chầu, đại bội, hồi chầu, bài văn tế đình,…

Đình Long Thanh được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1991.

Đình Tân Hoa

Đình Tân Hoa tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Tân Hòa, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Đình Tân Hoa nằm bên bờ sông Tiến, ngó mặt ra vàm rạch Cái Đôi nên dân thường gọi là đình Cái Đôi.

Đình gồm có sáu nóc làm theo kiểu xếp đôi, mang dáng dấp chung đình làng Nam Bộ nhưng cũng có những nét riêng. Chánh điện là một ngôi nhà tứ trụ, được nới rộng ra bốn phía bằng kèo đấm và tám kèo quyết. Còn các ngôi nhà khác như võ ca, võ quy, hậu điện… đều làm theo kiểu ba gian hai chái. Nền đình xây bằng đá chẻ, lần trùng tu sau này đã xây tường gạch bao quanh và cũng không giấu được dấu ấn mỹ thuật của thời gian này là các hoa văn theo kiểu cách của Pháp trên đầu cột ngoài hàng hiên phía trước. Mái đình được lợp bằng ngói âm dương, nối liền nhau bằng hệ thống máng xối. Các bờ nóc, bờ mái được xây cao và gán nhiều hình trang trí bằng sành như: cá hóa long, phượng hàm thư, rồng khoanh, bát tiên, ông Mặt trời và bà Mặt trăng,… Đáng chú ý nhất là bộ giàn trò bằng gỗ quý, cột đình to. Lòng căn đình rất rộng từ ba đến bốn thước. Các bộ phận chịu lực như xuyên, trình, kèo… đều làm theo kiểu lục lăng, võ đậu, đùi ếch… nên cứng cáp. Những lá dùng đỡ cây đòn tay cuối tầng mái biến thành nhũng đầu rồng, có thể nói đây là nét lạ về kỹ thuật, đẹp về thẩm mỹ mà khả năng chịu lực không hề suy giảm.

Trong đình Tân Hoa còn giữ được hàng chục bộ bao lam, hàng chục hoành phi, câu đối, rất nhiều tự khí như: lỗ bộ, lư, đỉnh, hương án, khánh thò,… Đặc biệt, những tác phẩm chạm trổ đều do thợ Tân Nhơn (thợ ở địa phương) thực hiện.

Đình Tân Hoa là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật minh chứng cho một giai đoạn lịch sử khá dài. Trải bao thê hệ thăng trầm, từ khi cha ông chúng ta bắt đầu khai hoang lập ấp. Thê nhưng, mặc dù trong hoàn cảnh nào cha ông chúng ta vẫn cố gắng bảo tồn di sản văn hóa.

Đình Tân Hoa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1998.

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long ỏ tại làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình, nay thuộc phường 4 thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Tuy đã trải qua các lần trùng tu và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.

Khu vực chính của Văn Thánh Miêu gồm Đại Thành Điện và hai ngôi miếu ở trước sân đối mặt nhau gọi là Tả vu và Hữu vu. Khu vực này có tường hoa bao bọc, chỉ có thể ra vào bằng cửa Kim Thanh và Ngọc Chấn. Chính điện làm thẹo kiểu trùng thiềm điệp ốc. Bên trong bài trí đơn giản, giữa khánh thờ bài vị “Đại Thành Chí Thánh Tiên sư Khổng Phu Tử và bài vì bốn vị đứng vào hàng đệ tử của ngài gọi là ‘Tứ Phối”. Sau này, khi họa sĩ Philippine Trần vẽ chân dung Phan Thanh Giản có vẽ chân dung bán thân của Khổng Tử. Bức chân dung này thay thế bức tranh cũ. Cũng trong chính điện hai bên Tả ban và Hữu ban là khánh thờ ‘Thập nhị hiền triết”; Còn hai bên nhà Tả vu – Hữu vu thờ ‘Thất thập nhị hiền”, mỗi bên ba mươi sáu vị. Đồ tự khí trong ba khu vực thờ phụng này tuy có chạm trố, sơn thếp nhưng mỹ thuật đơn giản. Đồ tự khí bằng gỗ, sành sứ, đồng thau.

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1991.

Chùa Phước Minh Cung

Phước Minh Cung (thương được gọi là Chùa Ông vì vị thần chính được tôn thờ là Quan Thánh đế, tức Quan Công), tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ, Phường 2, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Chùa được xem là một công trình kiến trúc độc đáo tiêu biểu và là một “bảo tàng mỹ thuật truyền thống” của cộng đồng người Hoa trên địa bàn Trà Vinh. Ngôi chùa này có niên đại vài thế kỷ và được trùng tu vào đầu thế kỷ XX. Không gian kiến trúc của ngôi chùa theo kiểu “nội công ngoại quốc” truyền thống Trung Hoa, và ba ngôi tiền điện, trung điện, chính diện theo hình chữ “Tam” và hai dãy tả điện, hữu điện hướng vào.

Toàn bộ công trình lợp ngói âm dương theo nhiều tầng bậc, diềm mái tráng men xanh ngọc, cột kèo làm bằng gỗ quý. Bên trong nội thất, từ khánh thờ, bàn thờ, đến cửa ra vào, hoành phi, liễn đối…đều được chạm khắc tinh xảo và trang trí theo phong cách mỹ thuật truyền thống Trung Hoa như lưỡng long chầu nguyệt, long phụng tranh châu, tứ linh, tứ bình, bát tiên, đào viên kết nghĩa… Hàng năm, cứ vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch, tại Phước Minh Cung diễn ra lễ hội Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa sống ở Trà Vinh.

Chùa Phước Minh Cung được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005.

Chùa Tây An

Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao lõm, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vòng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 của hai bên có hai bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vì thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Làng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lãng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ XX.

Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam ’ Châu Đốc dài 5km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.

Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90km, đây là một công trình kiến trúc tương đôi quy mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu – bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ ông.

Du khách có dịp đến Thất Sơn – An Giang xin mời đến viếng thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, ngắm dòng kênh Vĩnh Tế xanh biếc hiền hòa.

Chùa Xà Tón (Xvay-ton)

Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đây là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái Tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khơ-me vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Nam Bộ.

Đối với đồng bào Khơ-me vùng Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khơ-me đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.

Các vị cao niên người Khơ-me và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nên đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi. Bà con Khơ-me dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvay-ton.

Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ năm mới vào tháng tư; lễ Pisat Bo Chia là lễ nhớ ơn Phật, lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng sáu đến rằm tháng chín âm lịch); lễ Đôn-ta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên; lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khơ-me đến chùa lễ Phật rất đông vui.

Những ngôi chùa Khơ-me như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga – biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt – thần sáng tạo là những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khơ-me ở Đồng bằng sông cửu Long, Nam Bộ.

Chùa Ông

Tọa lạc tại số 32 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Chùa Ông, tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi ở tiền điện), sơ dì có tên gọi như trên là do nguồn gốc chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân người Hoa sang lưu trú ơ đất Trấn Giang (tức cần Thơ xưa) vào thế kỉ XVII — XVIII. Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên nhân dân địa phương quen gọi một cách dân dã là chùa Ông. Ngoài ra, một số người còn gọi di tích tôn giáo này là chùa Bà vì ngoài việc thờ các vị nam thần, nơi đây còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phật Bà Quan Âm, đây cũng là một đặc điểm riêng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa.

Hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương và đểu có ghi niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp. Ri ông các bao lam ỏ bàn thờ Quan Công được làm tại đường Thùy Binh (đường Đồng Khánh, quận 5, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh). Bệ thờ, tượng Quan Am, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Thánh xây dựng vào năm 1971 bằng đá mài.

Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, à giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Trên hai cột chính là một cột lận bằng sành sứ nhiều màu, ở các cột khác là các hình nhân và cá hóa long. Nổi bật nhất trong nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông có lẽ là phù điêu, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong trang trí. Phù điêu hiện diện khắp nơi từ các bao lam, hoành phi, liễn đôi, xà ngang, bằng nghệ thuật chạm nổi với nội dung vô cùng phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc: Tam Quốc chí, Ngũ hổ Bình Tây, Bát Tiên, Đông Chu Liệt Quốc, Thủy Cung hoặc thể hiện ở kỷ thuật chạm chìm những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phượng, .

Long Quang cổ Tự

Tọa lạc tại số 155, tổ 6, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố cần Thơ.

Chùa Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ. Tính đến nay đã trải qua gần 200 năm. Chùa có tu thời Minh Mạng thứ 5 (1825) với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự” hay “Long Quang Tự”.

Thuở xưa, Long Quang cổ Tự là một cái am nhỏ do nhà sư Võ Văn Quyền tự lập, đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa. Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền qua đời, hòa thượng Quảng Hiền vê chủ trì, chùa được xây dựng lại và đôi tên là “Long Quang Tự”.

Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiên tranh, ông đối tên là “Long Quang cổ Tự”. Long Quang cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với hệ thống tượng Phật rất độc đáo bằng gỗ cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán.

Chùa Khleang

Tọa lạc tại số 73 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng.

Chùa Kh’leang là một trong những ngói chùa cổ nhất của tỉnh. Chùa Kh’leang nằm trong một khuôn viên rộng 3.825m2. Cổng ra vào vừa được xây dựng công phu, phía trong là ngôi chánh điện nằm biệt lập có kiến trúc khá phức tạp và độc đáo. Bờ mái gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp, hai nếp phụ hai bên nhỏ hơn nếp giữa và không có tháp nóc. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khơ-me. Chánh điện được dựng từ năm 1981 bằng 7 hàng cột ngang ở phía trước, mỗi hàng có 10 cây, gồm 70 cây cột trụ. Hiện nay, chùa vần còn lưu giữ bản sao tài liệu ghi chép từ thư tịch cố, trong đó có nói đến nguồn gốc địa danh Sóc Trăng, lịch sử chùa. Hàng năm, chùa còn là nơi diễn ra những ngày lễ truyền thống của dân tộc Khơ-me: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Ooc Om Bok và hội đua ghe Ngo.

Chùa Mahatup (chùa Dơi)

Chùa Mahatup (chùa Mã Tộc) là một ngôi chùa Khơ-me được hình thành từ rất lâu, tọa lạc tại phường 3, thành phố Sóc Trăng.

Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khơ-me ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khuôn viên chùa rợp bóng những hàng cây cổ thụ tạo không khí tươi mất, trong lành và là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ. Vì vậy du khách đặt cho chùa Mahatup cái tên rất dân dã – Chùa Dơi.

Năm 1999 chùa Mahatup được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

Chùa Bốn Mặt

Cách thành phố Sóc Trăng 6km về hướng tây bắc theo tỉnh lộ về huyện Kế Sách, du khách sẽ đến chùa Bốn Mặt. Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa Khơ-me với hoa văn tinh xảo, thanh thoát. Ngoài những tượng phật như các ngôi chùa khác của người Khơ-me, chùa này còn có tượng phật bằng đá với bốn mặt Phật quay về bốn hướng. Nguồn gốc tượng Phật này được lưu truyền với bao truyền thuyết hấp dẫn và huyền bí.

Phước Đức cổ miếu (Chùa Bang)

Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu.

Chùa được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn – Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cd lập nghiệp có cuộc sống an lành.

Đến với Phước Đức cổ miếu các bạn sẽ tận mắt thấy được kiến trúc đặc biệt theo câu trúc của người Hoa cổ. Toàn bộ ngôi miếu là một kiến trúc nghệ thuật quy mô và hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu tiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Những tấm biến bằng đá cũng như bằng gỗ khắc chữ Hán và mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được khác sắc sảo theo lối viết Hành thư và Khải thư trông uy nghiêm và hùng mạnh. Các tác phẩm nghệ thuật ấy đã được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài hòa và chặt chẽ tạo thành một kiến trúc độc đáo vô song.

Nếu bạn đến di tích vào ngày 29 tháng 3 âm lịch bạn sẽ được dự lễ Đản Sinh ở Thần Phước Đức (Sinh nhật Ông Bổn), đây là lễ chính của miếu.

Ngoài lễ Đản Sinh Thần Phước Đức cổ miếu còn có tổ chức các lễ khác trong năm như: Lễ Thượng Nguyên tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch). Lễ Vu Lan vào ngày 24 đến ngày 26 tháng 7 âm lịch và Tết Nguyên đán vào mùng 1 đến mùng 3 âm lịch.

Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Chùa Xiêm Cán

Cách thị xã Bạc Liêu 7km về hướng đông nam, chùa Xiêm Cán là ngôi chùa của người Khơ-me lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỷ XIX với kiến trúc độc đáo.

Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đôi với chùa Khơ-me, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Thông thương, với đồng bào Khơ-me chùa là nơi tập trung á xung quanh để học chữ, học giáo lý và học nghề. Vì vậy nên họ ví ngôi chùa là “trung tâm văn hóa của người Khơ-me”. Chính vì sự gắn bó mật thiết như thế nên họ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình. Ngôi chùa Xiêm Cán này do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện hết sức thô sơ.

Vào những dịp lễ hội lớn như lễ Ooc Om Bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn-ta, không khí chùa thật rộn ràng. Ngày nay, người ta cảm nhận một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-me đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam.

Quan Âm cổ Tự

Quan Am cổ Tự nằm uy nghi dưới hàng cây bồ đề, thuộc địa bàn thuộc phường 4, thành phố Cà Mau.

Chùa được hình thành từ một am thờ do người nông dân tên Tô Xuân Quang sáng lập năm 1826. Trải qua bao thăng trầm lịch sử và sự biến thiên của đất trời, Quan Âm cổ Tự được người dân Cà Mau nhiêu lần trùng tu tôn tạo, qua hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa mô phỏng theo kiểu đình miệt Đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện rõ nét nhất là những mái ngói lợp có hình quả ấu. Chùa có nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Bồ Tát, những bức hoành phi, câu đôi… đó chính là những hiện vật minh chứng cho thời kỳ khẩn hoang của vùng đất Cà Mau.

Quan Âm Cổ Tự là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị nghệ thuật cao vào loại bậc nhất vùng. Tuy công trình này không đồ sộ, nhưng nó gắn liền với đời sống tâm linh bao đời của người dân nơi vùng đất Cà Mau.

Năm 2000, Quan Âm cổ Tự đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Leave a Reply