Bảy điều không nên khi ăn lẩu

Có vô vàn nguyên liệu và cách chế biến đem lại vị ngon cho món lẩu. Đặc biệt, cũng có một số lưu ý để việc thưởng thức món ăn này ngon và bổ dưỡng hơn. 

Bài viết được cơ sở sản xuất chổi Bông May tổng hợp và giới thiệu. Cơ sở Bông May chuyên cung cấp chổi quét nhà, các dụng cụ vệ sinh sỉ và lẻ với giá rẻ nhất thị trường.

1. Không nên ăn sống

Những món ăn trong lẩu chỉ có sau khi đun nấu chín mới có thể giết chết một cách có hiệu quả những trứng vi trùng hoặc vi trùng gây bệnh dính ở bên ngoài thức ăn, từ đó mới tránh được những bệnh tật ở đường tiêu hoá và ký sinh trùng đường ruột.

2. Không nên nấu kỹ quá

Đun sôi quá sẽ làm cho vitamin và axit amin trong những phối liệu của lẩu bị phá hoại. Đồng thời còn làm cho món ăn cao cấp mất đi vị tươi ngon đáng có của nó.

3. Không nên ăn quá nóng

Độ nóng trong lẩu rất cao, có thể làm bỏng niêm mạc thực quản và khoang miệng, tế bào vị giác bị phá hoại, thậm chí còn có thể gây nên các bệnh đau răng và đau họng quá mẫn, ung thư thực quản… Cho nên, khi ăn lẩu, nhất định phải chờ đốn khi lẩu hơi nguội rồi hãy ăn.

4. Không nên cho quá nhiều ớt

Cho quá nhiều ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến ung thư dạ dày và các bệnh ngoài da khác mà không rõ nguyên nhân. Cho nên khi ăn lẩu nên cho gia vị ớt vừa phải thôi, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày và chỉ tràng, người đang bị kiết lỵ và những người hay bị dị ứng ớt, khi ăn lẩu nhất định phải ăn ít ớt hoặc không ăn ớt.

Đọc thêm

Một số hiểu lầm về chất Cholesterol

Năm điều không nên cần lưu ý khi ăn tối

5. Không nên đồng thời uống bia

Những chất purin trong lẩu ở trong cơ thể chuyển hoá thành niệu toan (nước tiểu có axit), bia sẽ thúc đẩy niệu toán phân bố vào các khớp hoặc trong các tổ chức mềm của cơ thể, sinh ra bệnh tê thấp, nếu nghiêm trọng thậm chí còn có thể sinh ra sỏi thận và nước tiểu có độc. Cho nên, khi ăn lẩu, không nên đồng thời uống bia, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tốt nhất là nên uống sữa bò lạnh hoặc nước lọc thay những đồ uống có chất axit như bia, nước có ga…

Đó là vì:

– Sữa bò lạnh có thể hạ thấp độ nóng của bát lẩu, đề phòng thực quản bị bỏng.

– Sữa bò là thực phẩm thuộc tính kiềm, có thể giảm bớt kích thích của thức ăn đối với khoang miệng và niêm mạc thực quản.

– Chất mỡ photpho trong sữa bò có thể hình thành một tầng bảo hộ ở bên ngoài niêm mạc dạ dày dùng để đề kháng một số nhân tử không có lợi trong lẩu để tránh bị kích thích và tổn hại niêm mạc dạ dày.

6. Không nên canh để trong nồi lẩu qua đêm

Nồi lẩu có tầng mạ bên ngoài bằng kim loại đều có thể gây phản ứng đối với canh ở trong nồi lầu, từ đó mà làm cho những ly tử kim loại hoà tan trong canh, thời gian hai thứ đó tiếp xúc càng dài, ly tử kim loại hòa tan càng nhiều; một số ly tử kim loại còn có thể làm cho thức ăn thiu thối, sinh ra mùi rượu và hoà tan trong canh, người nào ăn phải loại chanh này sẽ thấy người bị rạo rực, nôn mửa, nếu nghiêm trọng còn có thể bị ngộ độc cấp tính. Cho nên, tốt nhất không nên để canh ở trong nồi lẩu để qua đêm hoặc để thời gian dài.

7. Người bị tê thấp hoặc bị sỏi thận không nên ăn canh lẩu

Chất purin nồng độ cao ở trong canh lẩu, sau khi trải qua hàng loạt sự phân giải tiêu hoá ở trong cơ thể sẽ biến thành niệu toan, sẽ thúc đẩy bệnh tê thấp, bệnh sỏi thận tái phát hoặc bệnh tình trầm trọng hơn không có lợi cho việc điều trị.

Leave a Reply