Ăn khoai lang và khoai tây đúng cách

an khoai lang dung cach

Không nên ăn nhiều khoai lang

Khoai lang có nhiều tên gọi, khoai lang đỏ, khoai lang trắng, khoai lang nghệ v.v… Nó không những được trồng và sử dụng rộng rãi, mà trên thế giới còn được công nhận là món thực phẩm ngon mà rẻ tiền, vừa được dùng như lương thực, vừa được dùng như một loại rau, già trẻ đều thích ăn vừa khỏe người vừa’ trường thọ. Nó có rất nhiều thành phần dinh dưỡng phổ thông như chất đường, chất protein, khoáng vật chất, vitamin, nó lại còn có chất albumin dính có cổng năng đặc thù là có thể đề phòng xơ vữa động mạch, giảm bớt mờ dưới da, đề phòng bệnh giao nguyên phát sinh v.v… Nó lại còn có rất nhiều tinh bột và chất xen-luy-lô có thể đề phòng táo bón, giảm bớt khả năng ung thư ruột. Khoai lang tuy là một loại thực phẩm ăn khỏe người sống lâu, ăn ngon rẻ tiền, nhưng cùng không nên ăn quá nhiều. Đó là vì nó có quá nhiều dung môi oxy hoá và chầu sơ (xen-luy-lô), ở trong dạ dày tá tràng có thể sinh ra rất nhiều khí (thể cacbon dioxit; đổng thời do nó có nhiều đường, ăn nhiều sẽ sinh ra rất nhiều axi ở trong dạ dày, gây nên đầy bụng, sôi bụng v.v… Cho nên, không nên ăn nhiều khoai lang.

Không nên ăn khoai lang đã có đốm đen

Khoai lang là món mọi người đều ưa thích, nhưng nếu khoai lang đã có đốm đen thì không thể ăn được nữa.

Bởi vì bên ngoài củ khoai lang đà có những đốm màu nâu hoặc màu đcn tức là đã bị bệnh khuẩn vằn đcn nhiễm vào. Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc lố, trong đó có sê-tôn khoai lang và cổn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này dùng nước đun sôi, chưng cất hoặc đôì lửa cũng đều khổng liêu diệt được. Ăn sống hoặc ăn chín những củ khoai lang đã có vằn đen đều có thể bị trúng độc. Sau khi trúng độc 24 giở thì phát bệnh, biểu hiện chủ yếu là khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn thì sốt cao, nhức đầu, thở dốc, thần trí không minh mần, co giật, thổ huyết, hôn mê thậm chí tử vong. Cho nên, khoai lang đã có vần đen thì không nên ăn.

Không nên ăn khoai lang cùng với hồng

Khoai lang và hồng đều là những món ăn mà mọi người đều thích. Nhưng nếu ăn chung thì sẽ có hại cho cơ thể.

Bởi vì khoai lang là thực vật có nhiều tinh bột, sau khi ăn rồi sẽ làm cho dạ dày sản sinh ra một lượng vị toan rất lớn, mà hồng thì lại có nhiều tannin và nhựa quả. Vị toan và tannin, nhựa quả gập nhau sẽ phát sinh tác dụng ngưng tạp, hình thành những cục cứng khó hoà tan – sỏi hồng dạ dày. Khi đã bị sỏi hổng dạ dày thì sẽ sinh ra đầy bụng, đau bụng, nón mửa, viên sỏi hồng dạ dầy lớn không bài tiết được ra ngoài sẽ kích thích dạ dày tá tràng, dẫn đến chảy máu, viêm dạ dày hoặc bệnh loét dạ dày. Nếu nghiêm trọng sẽ bị thủng dạ dày, thậm chí nguy cấp đến tính mệnh. Cho nên, không nên ăn khoai lang cùng với hồng

Không nên ăn khoai tây mọc mầm

Ăn khoai tây mọc mầm sẽ bị (trúng độc. có thể chết người.

Bời vì khoai tây mọc mầm, có thể sản sinh ra lượng vật chất có độc rất lớn. Ăn khoai tây mọc mầm sẽ bị trúng độc, cổ họng khó, râu lưỡi lê bị, khó thở, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt, mắt hoa V.V…Nói nghiêm trọng thì nhiệt độ trong người lên cao, thần trí hôn mê, co giật, hô hấp tê liệt đi đến tử vong. Cho nên, không nên ăn khoai tây mọc mầm.

Không nên ăn khoai tây cả vỏ

Khoai tây là một loại rau và thực phẩm hàng ngày ta thường dùng. Đổ cho đỡ mất thì giờ và thuận tiện, nhiều người không cạo vỏ đã chế biến để ăn. Ăn khoai tây cả vỏ rất có hại cho sức khỏe.

Bởi vì trong khoai láy có sinh vật kiềm pha đường có độc. Loài sinh vật kiềm pha đường có độc này hầu như toàn bộ lập trung ở trong vỏ khoai tây, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến trúng độc. Cho nên, không nên ăn khoai láy cả vỏ. Cho dù khoai tây cả vỏ có đun chín đi chăng nữa, sau đó mới bóc vỏ đi thì vẫn có một bộ phận sinh vật kiềm pha đường thâm nhập vào trong củ khoai lây, vẫn cứ bị trúng độc như thường.

Leave a Reply